3 bước cơ bản chống gió cho lều cắm trại
19 Tháng Bảy, 2021

3 bước cơ bản chống gió cho lều cắm trại áp dụng khi đi cắm trại ở những nơi có nhiều gió như trên núi, ngoài biển,..
Chào bạn!
Đi cắm trại ở Việt Nam phổ biến là những chuyến đi biển, hồ, thác, leo núi, cắm trại trong rừng,.. Và đặc điểm của những địa điểm cắm trại là có nhiều gió, mưa, sương hoặc kết hợp cả 3 điều kiện trên. Thế nên, để chiếc lều cắm trại phát huy được hiệu quả tốt nhất của mình đó chính là nơi ngủ nghỉ an toàn cho cá nhân hoặc cả nhóm thì nhất định phải hạn chế tối đa tác dụng của thời tiết bằng tất cả vật dụng của một bộ lều.
Thế nhưng, trong thực tế thì nhiều nhóm sau khi đi cắm trại về thường không có được một giấc ngủ ngon do gió quá to làm tét gãy khung lều, lều bị bay mất, trong lều bị ướt,… Hỏi chi tiết thêm thì DiCamTrai.com mới phát hiện ra nhiều thiếu xót đến từ việc không biết hoặc không sử dụng hết vật dụng của bộ lều để gia cố, giảm lực tác dụng của thời tiết lên chiếc lều cắm trại. Và trong bài viết này sẽ chia sẻ 3 bước chống gió cho lều với những phụ kiện có sẵn trong bộ lều. Đảm bảo cực kì cơ bản nhưng hiệu quả thì tuyệt vời.
BƯỚC 1 : ĐÓNG CỌC CỐ ĐỊNH 4 CHÂN LỀU
Thói quen của hầu hết mọi người khi đi cắm trại là sau khi dựng lều lên xong là cảm thấy ok rồi. Và trong hầu hết những clip hướng dẫn dựng lều trên youtube hiện nay cũng chỉ dừng lại ở việc dựng lều mà bỏ qua việc chống gió. Mà bước đầu tiên sau khi dựng lều xong đó chính là đóng cọc giữ 4 chân lều không ai nói đến. Trong bộ lều luôn có bộ cọc kèm theo, và việc đóng cọc 4 chân lều sẽ giúp cố định lều không bị gió bay


BƯỚC 2 : KẾT NỐI TẤM PHỦ VÀO THÂN LỀU CHẮC CHẮN
( Bỏ qua bước này nếu lều của bạn là lều 1 lớp )



Thông thường thì nhiều người chỉ cố định tấm phủ vào thân lều ( ảnh 1 BƯỚC 2 ) mà bỏ qua bước điều chỉnh tăng giảm và cố định tấm phủ và khung xương. Việc này dẫn đến tấm phủ lỏng lẻo bị gió thổi quật gây lủng rách và khung xương lều chịu toàn bộ lực gió khiến khung cong , tét gãy . Bạn hãy đảm bảo cả 3 tức là : gắn tấm phủ vào thân lều, kéo tăng giảm để tấm phủ căng đều toàn lều và cố định tấm phủ vào khung xương lều ở cả 4 góc. Việc này sẽ giúp cho toàn bộ lều kết nối thành 1 thể thống nhất, đảm bảo chịu lực cho lều sau khi thực hiện cột dây neo gió.
BƯỚC 3 : CỘT CĂNG DÂY CHỊU LỰC CHỐNG GIÓ CHO LỀU
Phía bên ngoài tấm phủ luôn có may đai nhỏ để cột dây, bạn cột dây 1 đầu vào đai này và đầu còn lại cột vào thân cây, gốc cây, vật cố định,… chắc chắn. Nếu không có những vật cố định đó bạn mới phải đóng cọc để cột neo đầu dây còn lại. Thực hiện việc cột dây neo gió ở cả 4 góc của lều. Tác dụng của dây neo này là sẽ chịu lực cho khung xương lều, lều khi trời gió – làm giảm lực gió tác dụng vào lều vào khung xương lều.


TÓM LẠI :
Bước 1 giúp cho lều cố định 4 chân lều, bước 2 giúp cho lều kết nối với nhau thành 1 thể thống nhất và căng đẹp, bước 3 giúp cho dây chịu lực phần lớn cho khung lều + lều khi trời gió. 3 bước cơ bản không thể bỏ qua để giúp lều chống gió từ những phụ kiện có sẵn trong bộ lều. Hi vọng bài viết đã giúp bạn những kiến thức thiết thực để áp dụng khi đi cắm trại ở nơi có trời gió. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết khác.
PS : Cọc cắm đất và dây cột luôn có sẵn trong bộ lều để giúp bạn neo gió cho lều. Tuy nhiên, có những chuyến đi bạn làm thất lạc hoặc không có do nguyên nhân khác thì có thể mua để luôn sẵn sàng phụ kiện để chống gió cho lều
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
[…] Chống gió cho lều cắm trại […]